Khi kinh doanh bạn chắn chắn rằng bạn không muốn bị đơn vị khác làm giả hoặc giống với sản phẩm, dịch vụ của mình. Mặt khác, bạn không muốn sản phẩm, dịch vụ của mình bị một đơn vị khác gây khó khăn và cho rằng bạn vi phạm quyền họ đã được bảo hộ thương hiệu. Bởi vậy, hình ảnh thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp khi đưa bất kỳ sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Nhằm giúp doanh nghiệp bảo hộ thương hiệu của mình một cách nhanh nhất, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất Luật Việt An tư vấn một cách toàn diện thủ tục, đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu:
Khi tra cứu nhãn hiệu cho khách hàng Luật Việt An chia là 2 bước nhỏ:
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ:
Luật Việt An miễn phí thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ cho khách hàng. Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu sơ bộ Luật Việt An tư vấn cho khách hàng nên tiến hành tra cứu sâu hơn hoặc thay đổi mẫu nhãn để có khả năng nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Thời gian tra cứu sơ bộ: khoảng 01-02 ngày
Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu:
Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có. Luật Việt An sẽ thực hiện tra cứu chuyên sâu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, dữ liệu đăng ký quốc tế và (đối với một số nhóm hàng hóa đặc biệt có thể thực hiện tra cứu nhãn hiệu hàng hoá chính thực tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam). Trên cơ sở kết quả tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu Luật Việt An sẽ tư vấn cho Quý khách hàng nên nộp đơn hay không nên nộp đơn để khi đơn được nộp sẽ có khả năng được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cao nhất.
Việc tra cứu nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc nhưng vô cùng quan trọng. Khi thực hiện tra cứu nhãn hiệu giúp người nộp đơn xác định các nhãn hiệu trùng lặp, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ. Kết quả tra cứu tạo cho Quý khách hàng vững tâm hơn về khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văp bằng qua đó tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong việc nộp đơn nhãn hiệu và yên tâm hơn khi chính thức đưa sản phẩm ra thị trường và thực hiện các chiến dịch quảng bá cho thương hiệu mới của đơn vị.
Thời gian tra cứu chuyên sâu: khoảng 01-02 ngày
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Sau khi đánh giá khả năng đăng ký và bảo hộ đối với nhãn hiệu Luật Việt An sẽ tiến hành nộp đơn theo yêu cầu của Quý khách hàng. Là đại diện sở hữu trí tuệ, thông qua Uỷ quyền của Quý khách hàng, Luật Việt An tiến hành giao dịch trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ từ việc làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu, nộp hồ sơ, nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu, theo dõi tiến trình đơn nhãn hiệu, phúc đáp các giấy tờ, công văn với Cục Sở hữu trí tuệ, nhận văn bằng bảo hộ thay Quý khách hàng và giao lại cho Quý khách hàng.
Đơn nhãn hiệu sẽ được thẩm tra qua các giai đoạn như sau:
Lưu ý: Trên thự tế thông thường thì sau khi đăng ký nhãn hiệu sau khoảng từ 15-18 tháng mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng ngày có hiệu lực của nhãn hiệu kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Ngày nộp đơn đồng thời cũng là ngày ưu tiên của nhãn hiệu. Do đó, đây cũng là ngày xác định mốc gia hạn đối với nhãn hiệu sau này.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Quyền sở hữu trí tuệ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, do đó Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định.
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp.
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu kết thúc hiệu lực;
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;